Cấu trúc silo là gì? Lợi ích của cấu trúc silo【cho website】

cấu trúc silo

Cấu trúc silo đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Vậy tầm quan trọng của cấu trúc này trong việc thiết kế trang web, hỗ trợ người dùng như thế nào? Mời quý vị các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm góc nhìn tổng quan hơn với định nghĩa này, áp dụng nó một cách hiệu quả hơn.

Cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc Silo là gì? 

Cấu trúc silo là gì? Đây là một dạng được dùng để thiết lập nội dung chuyên sâu cho một website chung, phân tách thành các thư mục riêng độc lập khác nhau. Trong đó những nhóm cấu trúc này lại được phân chia thành các cấp bậc khác nhau, dựa trên nguyên lý chung của topic và subtopic. Các nội dung mà có cùng chủ đề, nó mối tương quan với nhau sẽ được xếp chung thành một nhóm. 

Trong một cấu trúc silo nếu càng có nhiều nội dung hoặc chủ đề liên quan, liên kết với nhau thì đó sẽ là một lợi thế, giúp cho việc tăng tương tác, lọt vào tầm ngắm của Google. Nếu như trang web của bạn có chủ đề nằm trong dạng truy vấn, tìm kiếm nhiều lượt nhất của người dùng thì đó sẽ là một lợi thế.

Đó là toàn bộ định nghĩa về silo mà các bạn cần nắm được và hiểu chúng theo các đơn giản nhất. Về nguyên lý vận hành thì các silo sẽ được chia nhỏ, cắt lớp nội dung. Để làm sao chúng trả lời, giải đáp được hết các thắc mắc của người dùng xung quanh 1 chủ đề. Một số loại cấu trúc phổ biến mà bạn thường xuyên gặp như sau. 

  • Silo vật lý: Các trang web này sẽ phân bố các cấp bằng cách tạo ra các lớp thư mục con khác nhau, nó ánh xạ với các nội dung phù hợp có cùng chủ đề.
  • Silo ảo là cách sắp xếp cho ra một trang web với đầy đủ các siêu liên kết để thâu tóm các nội dung có cùng chủ đề với nhau.
  • Silo tổ chức sẽ dựa trên sự liên quan nội dung của các bài viết mà đưa ra liên kết.
  • Silo liên kết là sắp xếp một trang web theo các bạn mong muốn tùy thuộc vào tình hình cụ thể khác nhau.
  • Silo sâu, thẳng đứng sẽ có vô số các silo là tập hợp con, phân cấp sâu hơn, đi và các phân tầng rộng.

Vậy có bao nhiêu dạng cấu trúc silo mà bạn cần phải nắm được, từ đó vận hành, áp dụng quy trình thật tốt, lọt vào mắt xanh của google? Dưới đây sẽ là các dạng cấu trúc cơ bản.

Các dạng cấu trúc silo 

Silo onpage 2 tầng

Dạng cấu trúc silo On page 2 tầng là gì?

Khi bạn tìm hiểu về mô hình silo thì chúng thường có các dạng nhất định. Silo nó sẽ thể hiện sự liên quan về mặt nội dung trong thiết kế website. Cấu trúc web thường nằm ở dạng trang chủ hay còn gọi là homepage, sau đó đến silo page và cuối cùng là Post.

Với dạng cấu trúc 2 tầng silo thì bài post lên web sẽ thường là ở dạng tên chủ thể sau đó là.vn. Với cấu trúc này liên kết nội bộ của bài viết là rất quan trọng. Giúp người xem tách biệt được nội dung của từng nhóm một cách đúng nhất, không bị nhầm lẫn sang các nhóm khác. Như vậy sẽ tăng tương tác trang web bạn một cách đáng kể. 

Một ví dụ dễ hiểu cho các bạn đó là những nội dung bài viết như cách chữa trị một bệnh viêm da thì sẽ nằm trong nhóm nội dung bài post chữa viêm da. Còn không được để sang nội dung bài post khác nhóm. Những bài viết về cách tăng cân sẽ liên kết với cách tăng cân để dễ dàng nhận biết. Đó chính chính là nguyên tắc của on page 2 tầng silo.

Quy tắc của cấu trúc silo 2 tầng là bạn nên liên kết tất cả các bài có chủ đề tương tự, liên quan nhau về cùng 1 post. Tiếp theo những bài post đó sẽ được liên kết với các bài post khác trong nhóm silo mà bạn muốn sắp đặt. Những bài post này lại có thể liên kết với các silo page khác. Tuy nhiên tùy vào nội dung hay tình hình cụ thể của bài viết mà bạn sẽ chọn cách liên kết hoặc không.

Dạng cấu trúc silo đa tầng

Đối với cấu trúc dạng đa tầng của silo sẽ được dùng trong các website lớn, họ có khối lượng thông tin nhiều, sản phẩm đa dạng. Cấu trúc của dạng này sẽ thường từ Homepage đến Silo page, sau đó là sub-silo page và cuối cùng là post. 

Các loại cấu trúc phổ biến

Cũng giống với cấu trúc 2 tầng thì việc liên kết nội dung giữa các post khác nhau rất cần thiết. Những bài viết có cùng chủ đề sẽ được liên kết với nhau, tuyệt đối không liên kết lệch chủ đề. Nếu không bạn sẽ phải bị ảnh hưởng đến lượng tương tác, nội dung bài viết bị rò rỉ… Đây cũng là điều không được khuyến khích một chút nào.

Dạng cấu trúc structure -lsi

Hiện tại trong thời gian này hầu hết các website đang sử dụng dạng cấu trúc Structure – lsi silo để thiết kế sơ đồ nôi dung cho website. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến trang web của nội bộ.

Một số hiện tượng ngày nay các web thường xuyên bị copy bài viết, ăn cắp nội dung như vậy đánh mất cơ hội của trang chính chủ lên top tìm kiếm google. Khi sử dụng dạng cau truc silo này sẽ hạn chế tối đa được tồn đọng nêu trên. Hơn thế nữa là hiệu quả bạn được đẩy lên lượt tìm kiếm sẽ cao hơn.

Khi nào thì bạn nên sử dụng cấu trúc silo?

Silo định nghĩa không còn quá xa lạ đối với việc thiết kế nội dung trang web trên google. Tuy nhiên để vận dụng chúng một cách thành thạo, nên sử dụng khi nào thì đó là vấn đề cốt lõi giúp bạn giải quyết tình huống. Tốt nhất là bạn nên có một cấu trúc silo onpage khi thiết kế website cho riêng mình. 

Silo vật lý là gì?

Khi nào thì nên áp dụng cấu trúc này đó là việc bạn triển khai, xây dựng trang web mới, đẩy nó lên với lượng tương tác lớn, lượt tìm kiếm dễ hiển thị. Nói cách khác là đẩy lên top tìm kiếm cho chủ đề bài viết. Nếu như bạn còn đang tìm kiếm cho bản thân mình lối đi riêng, xây dựng web phù hợp với mong muốn, nhu cầu bản thân thì có thể áp dụng ngay dạng cấu trúc này.

Tiếp theo là quý vị các bạn muốn lập kế hoạch chi tiết hiệu quả hơn để tối ưu lượng onpage cho website mình. Bạn cần có một vị trí cụ thể cho web đó, thứ hạng cao với mục tiêu đề ra. Cấu trúc này sẽ khắc phục tình trạng lượt truy cập thấp, xây dựng thêm các bài đọc liên quan để khách hàng truy cập, tìm kiếm.

Đó là toàn bộ những mục đích mà bạn có thể áp dụng ngay cấu trúc silo vào việc thiết kế web của mình hiệu quả nhất. Thúc đẩy doanh thu, thúc đẩy Seo onpage để đạt được những mục tiêu lâu dài.

Dạng silo cấu trúc đa tầng là gì?

Những lợi ích khi áp dụng cấu trúc silo

Khi áp dụng cấu trúc silo bạn sẽ đạt được một số lợi ích cụ thể như sau:

Về SEO lợi ích mà bạn đạt được vô cùng cao trong lĩnh vực này. Thứ nhất về mức độ liên quan nội dung mà các web đưa lên lấy tương tác từ khách hàng, tiếp cận được lượng người tìm kiếm đông đảo hơn. Từ đó có lượng người tìm kiếm ổn định giúp google có cơ sở xếp hạng thứ bậc website của bạn. Tổ chức nội dung các bài viết trên web của bạn có kế hoạch rõ ràng, thu thập dữ liệu nhanh chóng. 

Lợi ích thứ 2 mà dạng cấu trúc này đem lại đó là tăng lượng tương tác. Đối tượng khách hàng của bạn đang hướng đến cho bài viết là ai? Chủ đề cụ thể mà bạn đang muốn truyền tải sẽ tiếp cận đến ai là nhiều nhất? Từ đó giải quyết được vấn đề lượng tương tác cho website. Đây chính là yếu tố quan trọng mà chủ thể cần hướng đến khi các định xây dựng web.

Lợi ích ứng dụng cấu trúc silo

Xây dựng một liên kết nội bộ bền vững là lợi ích thứ 3 mà dạng cấu trúc silo giúp bạn đạt được. Bởi lẽ google là chủ thể quản lý không cho phép bất cứ một liên kết không liên quan nào xuất hiện trên website đó. Vì vậy mọi vi phạm sẽ bị trừng phạt thích đáng bởi một loạt các điều khoản nghiêm ngặt. Với cấu trúc dạng silo thì bạn có thể cho cùng một lúc nhiều liên kết khác nhau, tối ưu hiệu quả trang web.

Cách xây dựng website hiệu quả

Như vậy một loạt các lợi ích khác nhau giúp bạn đạt được hiệu quả tối đa trong xây dựng, thiết kế nội dung, liên kết chủ đề trang web. Nhưng trước khi áp dụng quý vị các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về các vấn đề xung quanh nó. Đừng quá lạm dụng và cân nhắc thật tốt.

Hướng dẫn cách để tổ chức silo cho website

Quá trình để bạn vận hàng áp dụng tổ chức silo vào trang web của mình gồm có các bước cơ bản như sau:

Bước đầu tiên xác định được chủ đề tổng thể của website mà bạn muốn xây dựng. Nội dung duy trì tại website đó là gì? Nghiên cứu ra từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhất trên google để áp dụng vào web bạn….

Tiếp theo là chọn được chiến lược đơn giản, không quá khó với các vận hành của bản thân bạn. Tuy nhiên phải lưu ý thật phù hợp, đảm bảo hiệu quả. Hãy áp dụng cấu trúc silo vào xây dựng mô hình web của bạn.

Hãy tìm ra được kế hoạch, cấu trúc liên kết. Các tốt nhất để bạn kết nối lại các trang web của mình là tìm ra được cấu trúc liên kết. Ít nhất bạn phải có cho riêng mình từ 5 trang web nội dung hỗ trợ xoay quanh chủ đề đó trở lên. 

Cuối cùng bạn hãy triển khai nội dung của mình trên silo một cách chính xác nhất. Đảm bảo chất lượng nội dung hấp dẫn, thu hút được lượt người xem, từ đó nâng cao được thứ hạng vị trí trên lượt tìm kiếm. 

Thời gian gần đây có khá nhiều chủ thể website xây dựng trang web cho bản thân những vướng phải những lỗi cơ bản, dẫn đến thất bại nghiêm trọng. Nhìn chung xây dựng nội dung trang web hiệu quả về mọi mặt cần phải tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau. Vận dụng các cấu trúc liên quan cụ thể là cấu trúc silo

Sử dụng cấu trúc silo khi nào?

Kết luận

Cấu trúc silo được ưu tiên lựa chọn để thiết kế trang web. Nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một phương án thiết kế website hiệu quả thì đây sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin tại bài viết sẽ giúp cho quý vị các bạn có thêm kiến thức tổng quan về cấu trúc này. Cảm ơn quý vị các bạn đã đọc hết bài viết!

Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với https://tinyguu.com/, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn thành công và hạnh phúc.

  • Link kênh Youtube của mình mọi người muốn thì cứ xem nhé.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *