NHỮNG DẤU HIỆU CỦA TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO VÀ CÁCH TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ THEO DÂN GIAN

Táo bón xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến bé vô cùng khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, ngủ nghỉ và vui chơi của bé. Mẹ hay quan sát bé và tìm hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên  nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này để bé con luôn vui khỏe.

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Vì không thể nói để thông báo với ba mẹ tình trạng táo bón của mình nên bé con sẽ biểu hiện một số dấu hiệu bất thường sau:

Bé biếng ăn, quấy khóc: Thức ăn đưa vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến biếng ăn. Điều này cũng gây cho bé cảm giác khó chịu không thể ngủ được sâu giấc nên bé cứ quấy khóc liên tục. Để chắc chắn hơn tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bé, mẹ hãy sờ vào bụng bé. Nếu thấy bụng cứ phình to và sờ vào thấy cứng thì bé có dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh.

Bé đi ngoài ít hơn bình thường: thay vì đại tiện 2-3 lần/ngày như thông thường, trẻ cần 1-2 ngày mới có thể đi được 1 lần (đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng) và có biểu hiện rặn rất khó khăn, phân bón cục rắn. Dấu hiệu này có thể chứng tỏ bé bị táo bón. 

Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài khó khăn? – Nguyên nhân trẻ bị táo bón, khó đi ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy tham khảo các nguyên nhân chính dưới đây và kiểm tra lại chế độ sinh hoạt của Mẹ và bé để có thể tìm ra phương pháp phù hợp.

Bé bị mất nước: Với bé dưỡi 6 tháng tuổi, sữa Mẹ vừa là nguồn thức ăn và nguồn cung cấp nước. Nếu bé không được bú đủ lưỡng sữa cần thiệt sẽ dẫn đến mất nước, gây ra táo bón. Với trẻ bắt đầu ăn dặm, việc cho bé ăn quá đặc cũng khiến cơ thể bé thiếu nước, dẫn đến táo bón.

Thiếu chất xơ: Các bé có xu hướng ăn ít rau, củ, quả nên phân thường khô, cứng gây ảnh hưởng quá trình bé đi đại tiện. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây táo bón cho trẻ sơ sinh.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt của Mẹ: hầu hết trẻ sơ sinh tiếp nhận nguồn thức ăn chính là từ sữa Mẹ nên chế độ ăn uống, sinh hoạt của Mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Việc Mẹ ăn quá nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ thay vì các chất xơ từ rau, củ, quả hay thường xuyên thức đêm sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị táo bón.

Bé dùng sữa công thức: Sữa công thức kết hợp nhiều chất khiến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé không thể xử lý dẫn đến táo bón. 

Các bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân bên ngoài, táo bón còn do các bệnh lý như tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme).

Trị táo bón cho trẻ theo dân gian

Táo bón ở trẻ sơ sinh nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bé có nguy cơ tắc nghẽn đường ruột, phình đại tràng, bệnh trĩ, … Vậy nên khi có bé có dấu hiệu táo bón, Mẹ hãy áp dụng một số phương pháp trị táo bón từ dân gian dưới đây cho bé con:

Các loại nước ép: Mẹ hãy cho bé uống một ít nước ép từ mận, táo hoặc lê mỗi ngày để điều trị táo bón cho bé. Những loại trái cây này chứa nhiều chất xơ và sorbitol – một chất có khả năng nhuận tràng thẩm thấu, tăng lượng nước, giúp làm mềm phần và kích thích nhu động ruột giúp quá trình đi ngoài của bé dễ dàng hơn.

Các loại thực phẩm: Với các bé dưới 6 tháng tuổi còn bú sữa Mẹ, Mẹ hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ có trong trái cây, rau củ như bơ, táo, bó ngô, đậu, yến mạch, … và uống đủ lượng nước. Các dưỡng chất này sẽ được bé hấp thụ thông qua sữa Mẹ.

Với bé đã bắt đầu ăn dặm, Mẹ hãy cho bé ăn trực tiếp các thực phẩm giàu chất xơ, sorbitol bằng cách nấu chín và xoay nhuyễn.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, Mẹ có thể tham khảo thêm một số câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp bên dưới về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh 4 ngày liền không đi ngoài được, có ảnh hưởng nghiêm trọng không?

Trả lời: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thông thường đi tiêu tiểu ít nhất 1-2 lần/ ngày, nếu bé uống sữa Mẹ có thể tăng số lần lên do khả năng tiêu hóa tốt. Nếu sau 4 ngày bé vẫn không thể đi ngoài được hoặc đi ngoài rất khó khăn kèm theo bụng phình to, căng cứng thì bé có khả năng bị táo bón. Mẹ hãy áp dụng một số phương pháp tại gia như cho bé uống nước ép, hay ăn thực phẩm giàu chất xơ, sorbitol hoặc chế phẩm men vi sinh để trị táo bón cho bé. Sau khi áp dụng vẫn không suy giảm, Mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhé.

Bé mới 1 tháng tuổi bị táo bón, Mẹ phải làm sao?

Trả lời: Bé 1 tháng tuổi hầu hết tiếp nhận nguồn thức ăn từ sữa Mẹ nên Mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước. Nếu Bé có uống sữa công thức bên ngoài, Mẹ có thể cân nhắc đổi sữa khác cho phù hợp hệ tiêu hóa của bé hoặc lưu ý pha sữa đúng công thức cho bé nhé. 

Mẹ cũng có thể bổ sung cho bé các lợi khuẩn đường ruột để giúp hệ tiêu hóa bé thêm khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi bị táo bón, ngoài việc bổ sung chất xơ, uống đủ nước còn phương pháp nào để trị tại gia nữa không?

Trả lời: Ngoài việc điều chỉnh chế độ, bổ sung nước, chất xơ cho bé để bé dễ dàng đi ngoài thì Mẹ có thể áp dụng phương pháp massage vào bụng theo chiều kim đồng hồ trước khi tắm. Cách này sẽ giúp kích thích đường ruột bé, thúc đẩy nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Bé gần 9 tháng đi ngoài thấy phân cứng, vo tròn như viên bi và đi ít hơn bình thường, 1 tuần mới đi được 1-2 lần. Vậy bé có phải mắc chứng táo bón không? Làm sao để điều trị?

Trả lời: Những dấu hiệu trên cho thấy bé có khả năng mắc chứng táo bón. Mẹ hãy cho bé uống đủ nước, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ có trong cải bó xôi, đâu, khoai lang, … thay vì chỉ cho bé ăn chất đạm. Các chế phẩm men vi sinh có chất xơ cũng là một cách cho Mẹ áp dụng.

Ngoài ra, Mẹ có thể massage cho bé nhiều cách và nhiều vị trí khác nhau để kích thích đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Mẹ có thể tham khảo một số cách:

  • Xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ
  • Di chuyển chân bé theo động tác đạp xe
  • Bế bé di chuyển xung quanh với tư thế ngồi xổm, đặt mông bé lên cánh tay Mẹ và cho chân bé gập bào bụng

Lưu ý: Các thông tin bài viết đều mang tính chất tham khảo, nếu đã áp dụng tại nhà hết các biện pháp mà tình trạng táo bón ở trẻ vẫn không hề suy giảm thì Mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *