CÁCH CHỮA KHÒ KHÈ MŨI Ở TRẺ SƠ SINH

Trẻ sơ sinh gặp vấn đề với đường hô hấp thường mắc triệu chứng khò khè mũi khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Để xử lý tình trạng này, Mẹ tìm hiểu ngay về chứng khò khè mũi và tham khảo một số cách chữa đơn giản tại nhà cho trẻ ngay sau đây!

Tại sao trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở?

[C]ách tìm ra phương pháp chữa phù hợp. Mẹ cần hiểu nguyên nhân dẫn đến triệu chứng khò khè ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ mắc chứng này sẽ thở ra âm thanh khò khè từ mũi và miệng. Âm thanh khá nhỏ nên Mẹ phải áp sát tai vào bé mới có thể nghe được. Trường hợp nặng hơn, tiếng thở sẽ phát ra tiếng rít và kéo dài nặng nhọc.

Sau đây là một số nguyên nhân để Mẹ tìm hiểu:

Trẻ bị cảm thông thường: Khi trẻ sơ sinh bị cảm sẽ sinh ra đờm. Các chất dịch nhầy này nằm trong mũi và họng sẽ gây cản trở việc thở của bé và gây ra tiếng khò khè.

Hen suyễn: Bệnh lí này có thể do di truyền, hoặc do bé sống trong môi trường nhiều khói bụi. Mẹ hút thuốc lúc mang thai trẻ cũng là một nguyên do dẫn đến hen suyễn cho trẻ sơ sinh. 

Viêm tiểu phế quản: Các cuống phổi hay tiểu phế quản khi bị viêm cấp tính có thể làm hẹp đường thở, cản trở không khí lưu thông dẫn đến tình trạng khó thở, khò khè cho trẻ sơ sinh.

Viêm phổi: Khi trẻ mắc bệnh viêm phôi, các phế nang sẽ tiết ra các dịch nhầy và mủ. Trẻ sẽ bị khó thở và phát ra tiếng khò khè.

Dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với một chất nào đó trong không khí hoặc ăn thức ăn lạ sẽ khiến bé bị dị ứng. Theo phản xạ, cơ thể bé sẽ tiết ra một số chất gây co thắt phế quản, dẫn đến tình trạnh trẻ sơ sinh bị khò khè khi thở.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh như bé bị ho gà, bị bệnh mãn tính, bẩm sinh như xơ năng. Nhưng các trường hợp này rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè

Trẻ bị khò khè có nhiều biểu hiện khác nhau. Mẹ hãy quan sát dấu hiệu cụ thể để tìm ra cách chữa trị phù hợp cho bé.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú hoặc khi ngủ: Những lúc này, Mẹ có thể nghe rõ ràng nhất. Nó giống như tiếng ngáy khi ngủ nhưng không đều đặn và nhỏ hơn. 

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi sổ mũi: âm thanh này nghe giống như tiếng rít khi bé thở mạnh. Tuy nhiên, đôi lúc cũng rất nhỏ, Mẹ phái áp thật sát tai vào bé thì mới có thể nghe được.

Cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh

[K]hi đã tìm hiểu nguyên nhân cũng như các dấu hiệu thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy áp dụng một số cách sau để chữa trị đơn giản tại nhà cho bé, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Dùng nước muối sinh lý 

Đây là cách khá hiệu quả và phổ biến khi trẻ sơ sinh có triệu chứng khò khè. Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé để làm sạch các chất nhờn, bụi bẵm cản trở đường thở của trẻ. Mẹ hãy nhỏ nước muối cho trẻ 2-3 lần/ ngày, mỗi bên chỉ cần 2-3 giọt. 

Vệ sinh tai – mũi – họng

Bụi bẩm trong không khí dễ dàng bám vào cơ thể bé, cụ thể là tai – mũi – họng khiến đường thở của bé bị khó khăn. Mẹ hãy giữ vùng tai – mũi – họng của bé luôn sạch sẽ để bé dễ thở hơn, tránh tình trạng thở khò khè.

Dùng máy làm ẩm không khí và tinh dầu

Dùng máy làm ẩm, nhất là vào mùa đông sẽ giúp không khí thông thoáng, bớt khô, ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Kết hợp với một số loại tinh dầu nguyên chất từ thiên nhiên như bạc hà, sả, chanh, gừng, tràm, khuynh diệp, … sẽ hỗ trợ rất tốt cho đường thở của bé.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường bụi bặm chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng khò khè ở trẻ sơ sinh nên việc giữ vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ là điều rất quan trọng. Mẹ hãy vệ sinh thường xuyên những vật dụng bé sử dụng nhiều như chăn, ga, gối, đệm, khăn, đồ chơi của bé,… Mẹ cũng đừng quên vệ sinh các cánh quạt, máy lạnh vì đấy là nơi dễ tích tụ bụi bẩn.

Bổ sung nước cho bé

Việc này sẽ giúp mũi bé giảm chất nhầy, trở nên thông thoáng. Mẹ hãy thường xuyên cho bé bú, bổ sung nhiều nước lọc, nước trái cây. 

Ngoài ra, với những trẻ trên 6 tháng, Mẹ có thể sử dụng một số thực phẩm tự nhiên có sẵn trong nhà để chữa chứng khò khè của trẻ.

  • Chanh: Mẹ vắt nước cốt chanh pha loãng và cho bé uống mỗi ngày một ít để bổ sung vitamin C, ngăn ngừa hen suyễn ở bé.
  • Gừng: Mẹ hãm gừng với nước nóng trong 5 phút rồi để nguội, lấy nước cho bé uống. Cách này sẽ giúp làm ấm đường hô hấp và giảm co đường thở của bé nên sẽ nhanh chóng giảm đi triệu chừng khò khè.
  • Mật ong: Cho bé uống mật ong hòa tan với nước ấm 3 lần/ ngày hoặc cho bé ngửi mùi mật ong cũng là một cách hiệu quả để giảm triệu chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
  • Tỏi: Bé sẽ dễ thở hơn khi mẹ cho bé uống hỗn hợp nấu sôi để nguội từ ½ tép tỏi và ¼ cốc sữa.

Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh mắc chứng thở mạnh khò khè

Ngoài những thông tin chung, còn một số câu hỏi thường gặp từ các Mẹ khi có trẻ sơ sinh thở khò khè

  • Trẻ sơ sinh một tháng có triệu chứng thở khò khè nhẹ, Mẹ phải làm sao?

Trả lời: Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi nói chung đều dễ mắc chứng thở khò khè. Nguyên do chính phải kể đến trẻ sơ sinh có kích thước phế quản nhỏ, dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa biết cách thở bằng miệng, chỉ thở bằng mũi nên triệu chứng thở khò khè lại càng dễ xảy ra. Trong những trường hợp này, Mẹ hay quan sát thế ngủ của bé rồi điều chỉnh phù hợp. Làm sạch mũi cho bé cũng là một cách hiệu quả Mẹ nên áp dụng và đừng quên luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, nhất là vùng tai – mũi- họng.

Ngoài ra, nếu bé đính kèm với một số chiệu trứng nặng hơn như ho, sốt, kén bú, da nhợt nhạt, … thì Mẹ nên đưa bé đi kiểm tra tại bệnh viện để kịp thời chữa trị.

  • Cần làm gì để giảm triệu chứng thở khò khè có đờm ở trẻ sơ sinh?

Trả lời: Trẻ sơ sinh thở khò khè kèm thêm dấu hiệu có đờm, khó thở khả năng cao mắc cái bệnh lý liên quan đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, … Mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nahf để cải thiện tình trạng cho bé như sau: vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, chườm mát để giảm thân nhiệt (nếu bé có dấu hiệu sốt, ho), cho bé uống nước gừng ấm, mật ong hay tỏi, … 

Nếu áp dụng mà trẻ vẫn không giảm triệu chứng thở khò khè, Mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên áp dụng tại nhà trong trường hợp bé có dấu hiệu thở khò khè nhẹ. Nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày liên tục, Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến nhi khoa để khám và điều trị.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *